Đoàn công tác của Ban dân vận huyện ủy làm việc tại xã Quang Phong và kiểm tra thực tế tại mô hình dân vận khéo
Mô hình trang trại của ông Vi Văn Phương - Bản Cu - Xã Quang Phong
Sáng ngày 02/7, đoàn công tác của Ban dân vận huyện ủy Quế Phong làm việc tại xã Quang Phong và kiểm tra thực tế tại trang trại mô hình chăn nuôi trồng trọt của ông: Vi Văn Phương bản Cu.

Quang Cảnh buổi làm việc tại UBND xã Quang Phong. Ảnh: Lang Tuấn
Đoàn công tác huyện có các đồng chí: Phạm Ngọc Nghĩa - UVBTV - Trưởng Ban dân vận; đồng chí: Nguyễn Minh Hoạt - Phó Ban dân vận; đồng chí: Lô Minh Đức - Chuyên viên Ban dân vận huyện ủy; Có đại diện lãnh đạo: Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ, đại diện các ban, ngành đoàn thể được phân công phụ trách mô hình điểm.
Ngôi nhà kê gỗ của chủ trang trại: Vi Văn Phương bản Cu. Ảnh: Lang Tuấn
Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp được nhiều hộ dân các bản trên địa bàn xã xác định, đây là mô hình trụ cột để thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Chính vì thế,
tại bản Cu – xã Quang Phong, đã có nhiều hộ dân nỗ lực khai thác quỹ đất ở xa khu vực trung
tâm bản, tập trung phát triển kinh tế theo mô hình
vườn – rừng – ao – chuồng. Một trong những nông dân tiêu biểu phải kể đến hộ
ông: Vi Văn Phương bản Cu, xã Quang Phong. Mặc dù sinh ra trong một gia
đình hộ nghèo, đông anh em nhưng ông Phương đã nỗ lực không ngừng tìm tòi, học
hỏi các mô hình hay từ trong huyện và huyện Quỳ hợp không ngừng nỗ lực trong phát triển kinh tế trang trại,
lấy mô hình nuôi lợn bản làm chủ đạo.
Đoàn công tác của huyện và xã thăm mô hình nuôi lợn bản và chia sẻ, hỗ trợ con giống cho bà: Vi Thị Hành - bản Pảo.
( Ông: Vi Văn Phương hỗ trợ 01 con, xã hỗ trợ 01 con ). Ảnh: Lang Tuấn
Trang trại của ông Vi Văn Phương ở cách xa
trung tâm bản Cu, xã Quang Phong hơn 02 km đường đồi dốc để khai thác quỹ đất đồi. Ông Phương tập trung cho trồng keo, chăn nuôi mỗi lứa từ 30 con lợn bản địa, hơn 100 con gà thả đồi và nuôi cá ao. Khu trang trại được ông Phương và gia đình tạo dựng từ năm 2000 đến nay.


Giống lợn bản địa, được chủ trang trại bảo tồn và phát triển tổng đàn. Ảnh: Lang Tuấn
Khi đó, gia
đình ông đã nhận được sự tư vấn tích cực của chính quyền địa phương trong việc
lựa chọn cách làm, quy mô cũng như
nhiều biện pháp kỹ thuật trong việc trồng trọt và chăm
sóc vật nuôi. Theo ông Phương, những việc mà gia đình và bản thân đã làm
được và sẽ còn tiếp tục phát triển trong những năm tới, đó chính là nhờ ý chí
quyết tâm lựa chọn mô hình vườn – rừng – ao – chuồng trên mảnh đất quê
hương của mình.
Nhìn từ xa đường vào nhà và trang trại ông Phương bản Cu. Ảnh: Lang Tuấn
Đồng chí: Nguyễn Minh Hoạt - phó Ban dân vận huyện ủy ( bên phải ) và Ông: Vi Văn Phương ( bên trái ) - Chủ trang trại. Ảnh: Lang Tuấn
Nguồn thu nhập thường xuyên của gia đình ông Phương chính là nuôi gà thả đồi và nuôi lợn bản địa.
Mỗi tháng, thu nhập từ lợn, gà và cá lên đến cả chục triệu đồng. Lấy ngắn nuôi dài,
ông Phương đầu tư phát triển chăn nuôi lợn bản, chủ yếu
để sinh sản và bán lợn giống, lợn thịt, gà thịt, gà giống và cá thịt. Học theo cách làm của
ông Phương, nhiều nông dân trong khu vực cũng đã được ông tư vấn, hướng dẫn và
hỗ trợ con giống để cùng phát triển kinh tế. Chủ động nguồn thức ăn để phát
triển chăn nuôi như tự trồng ngô, lúa, khoai, sắn, cỏ voi, cây chuối ngự.... Vì vậy mà việc nuôi lợn bản địa, gà thả đồi,
cá và trâu bò...tất cả đều đang được ông Phương phát triển theo hướng hữu cơ. Cách làm này
cũng giúp mang lại thu nhập cao hơn cho gia đình ông khi mà người tiêu dùng
ngày càng hướng đến các sản phẩm an toàn, chất lượng./.